Công đồng chung XII Giáo_hoàng_Innôcentê_III

Năm 1215, Đức Innôcentê II triệu tập Công đồng Latêranô IV. Đây là công đồng chung thứ XII, cũng như ba công đồng Latran trước đã khẳng định một cách đầy đủ thời kỳ cực thịnh của các Giáo hoàng. Tại đây tất cả các tín lý cơ bản về đức tin được phê chuẩn. Công đông quy tụ Giám mục và. Mục đích của công đồng là nhằm để canh tân Giáo hội và chống lại phái Cathare, lên án các thuyết lạc giáo Al bigeois, P.De Vanx, Joachime; xác định giáo lý về các bí tích và chấm dứt một số các lạm dụng trong Giáo hội. Các tuyên bố giáo lý đầu tiên liên quan đến sự biến đổi bản thể (transsubstantiation).

Công đồng này qui tụ gần 1500 Nghị phụ gồm 412 Giám mục, 388 giáo sĩ, 800 viện phụ, tu viện trưởng, đặc sứ tham dự bao gồm cả từ Đế quốc Latinh Constantinopolis và từ Syria. Công đồng đã tổng kết và đề ra những chỉ thị cụ thể trong việc cải tổ này.

Công đồng này đã tán thành các nghị định cải tổ mà các quyết nghị ấy đã ảnh hưởng đến Giáo hội trong nhiều thế kỷ, như nhiệm vụ của người Công giáo là phải đi xưng tội với linh mục và rước lễ mỗi năm ít là một lần trong mùa Phục Sinh. Công đồng này tán thành việc sử dụng danh từ biến thể (transsubstantialion), tức là bánh và nước nho của Tiệc thánh biến thành Thịt và Huyết thật của Chúa; và cũng có những xử trí để ngăn chặn lạc giáo như Tòa Thẩm Tra.

Công đồng Latran IV đã có giải pháp để chống lại sự lan rộng của lạc giáo: "Công đồng nhận thấy có nhiều Giám mục không thể đích thân thi hành việc rao giảng Lời Chúa, nhất là những vị có địa phận rộng lớn. Bởi vậy, Công đồng truyền cho các vị ấy chọn một số người có khả năng hoàn thành sứ mạng giải Lời Chúa một cách hữu hiệu, và khi đã có uy tín trong lời nói việc làm quý vị sẽ đến tận nơi, tức những nơi mà các Giám mục không thể đích thân đến được, để thăm viếng người dân được ủy thác và quý vị sẽ dạy dân bằng lời nói cùng gương sáng."